Các ngành bán lẻ hiện nay đang phát triển vượt trội để bắt kịp xu thế của người tiêu dùng. Sự phát triển của các ngành công nghệ tạo thuận lợi cho các thị trường bán lẻ trong nước và quốc tế. Các mô hình cửa hàng tạp hóa mà một trong những loại hình kinh doanh phổ biến nhưng để nó hiệu quả bạn cần lên ý tưởng để khách hàng mua sắm cửa hàng của bạn thay vì các cửa hàng cạnh tranh khác. Mình sẽ hướng dẫn bạn một số bước và kinh nghiệm mở một mô hình tạp hóa cửa hàng hiệu quả.

Các mô hình kinh doanh như tiệm tạp hóa, cửa hàng tiện lợi rất nhiều tại các khu vực có đông dân cư đặc biêt là các thành phố. Theo thống kê các mô hình bán lẻ hơn 1,5 triệu cửa hàng lớn nhỏ trên toàn quốc. Đây được coi là ”mũi nhọn” trong việc phát triển kinh tế.

Nếu như bạn quan tâm đến kinh nghiệm để mở một cửa hàng tạp hóa thì mình sẽ giúp bạn từ khâu đơn giản đến khâu nâng cao với các kinh nghiệm vốn có trong quá trình mở các mô hình cửa hàng cho khách hàng thực tế để bắt kịp xu hướng.

Cần bao nhiêu vốn thì có thể mở cửa hàng tạp hóa

Việc đầu tiên cần thiết để kinh doanh tại một cửa hàng tạp hóa là bạn cần xác định về mặt bằng, nội thất bên trong, tiền tuyển nhân viên, tiền hàng hóa.

Thường một mô hình cửa hàng tạp hóa để kinh doanh tại các tạp hóa ở nông thôn hay thành phố hoàn chỉnh thì mức đầu tư từ 150 – 250 triệu ở mức quy mô nhỏ, 400 – 600 triệu đối với mô hình lớn.

1. Tổng chi phí thuê mặt bằng

Thường thì mặt bằng được chia làm 2 nhóm là cửa hàng tạp hóa ở nông thôn và cửa hàng tạp hóa ở thành thị.

Tùy vào từng khu vực bạn muốn mở cửa hàng tạp hóa. Nếu mở ở nông thôn thì bạn có thể tận dụng mặt bằng có sẵn tại gia đình, nếu không có mặt bằng gia đình thì có thể thuê mặt bằng, thườn thì giá thuê mặt băng nông thôn khá rẻ từ 4 – 6 triệu hàng tháng. Nếu đối với thành thị khá cao từ 15 -25 triệu thì vào diện tích mặt bằng.

Kinh nghiệm mở một mô hình cửa hàng tạp hóa hiệu quả là phải có một không gian đủ lớn, thông thoáng, rộng rãi, thu hút được nhiều khách thì nơi kinh doanh phải là nơi có đông dân cư, nhiều người qua lại và nằm ở những nơi tuyến đường lớn. Đặc biệt bạn cần lưu ý nơi bạn kinh doanh có những cửa hàng nào cạnh tranh không. Vì cửa hàng mới mở sẽ không thể cạnh tranh được với các cửa hàng tạp hóa mở trước đó.

2. Đầu tư chi phí nội thất, thiết kế không gian cửa hàng

Chi phí thiết kế nội thất bên trong cửa hàng cũng khá tốn kém, liên quan đến việc mua thiết bị, setup hàng hóa gọn gàng, thiết kế đẹp mắt. Đặc biệt là giá kệ siêu thị để trưng bày và lưu trữ hàng hóa trong cửa hàng về sự ngăn nắp, đẹp mắt, thiết bị an ninh để chống trộm trong cửa hàng. Bạn có thể tham khảo một số thiết bị cần thiết trong cửa hàng.

Thiết bị cần thiết nhất là kệ siêu thị hay gọi là giá kệ bán hàng dùng để trưng bày và lưu trữ hàng hóa, thường thì giá kệ siêu thị tầm 600.000đ – 1.500.000đ/bộ và cần sử dụng từ 15 – 25 bộ kệ cho cửa hàng 50m2 cùng với phụ kiệm giá treo, tủ gỗ, tủ kích, hộp đựng đồ chơi tại cửa hàng.

Cổng từ an ninh, camera an ninh cũng rất cần thiết trong việc không thể quản lý hàng hóa cả bên trong lẫn bên ngoài cửa hàng khi có nhiều khách hàng mua sắm, giá khoảng từ 15 triệu trở lên. Các thiết bị quản lý như máy in hóa đơn, máy quét cầm tay, cash đựng tiền tầm khoảng 20 triệu.

Nếu có đồ bảo quản thì nên mua thêm tủ lạnh để bảo quản các loại hàng hóa như kem, nước ngọt, bia, các loại thực phẩm thời hạn ngắn. Nếu muốn tiếp kiệm một khảng chi phí thì nên mua cũ tại các cửa hàng thanh lý.

3. Chi phí nhập hàng

Để nắm bắt được cửa hàng kinh doanh tạp hóa hiện nay, thì việc nhập hàng không thể không tính tới. Thường thì các cửa hàng tạp hóa kinh doanh đa dạng hàng hóa nhưng bạn cần chú ý điều này.

Bạn cần thử xem người tiêu dùng họ thường mua những gì, chú ý nhiều đến những mặt hàng nào, từ đó mới chọn loại sản phẩm kinh doanh hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như người dùng mì hộp hay mì gói, trứng công nghiệp hay trứng gà nhà.

Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng tạp hóa phụ thuộc trực tiếp vào nguồn hàng muốn kinh doanh và bày bán với các mức giá khác nhau. Bạn chỉ nên nhập một số lượng hàng hóa nhất định đừng nhập quá nhiều, ban đầu phải tạo sự thu hút khách hàng để khách biết đến cửa hàng với các sản phẩm dể tiêu thị và để giúp nhân viên, quản lý thành thạo trong việc kinh doanh, nhập và xuất hàng, sau một thời gian ổn định, khách hàng mua sắm nhiều hơn trong cửa hàng thì lúc đó có thể nhập nhiều loại sản phẩm hơn. Tiền có thể bỏ ra lấy hàng từ 50 – 100 triệu.

4. Chi phí thuê nhân viên

Tùy vào mô hình cà diện tích kinh doanh cửa từng cửa hàng mà mức thuê nhân viên có thể khác nhau với số lượng nhân viên nhiều hay ít. Đối với các cửa hàng tạp hóa lớn thì cần thuê nhân viên để phụ một tay khi quá nhiều công việc cần làm, nên thuê từ 1 – 3 người đối với cửa hàng 50m2 và có thể thay ca để nhân viên làm ổn định khi nhân viên đó là học sinh, sinh viên.

5. Chi phí mua phần mềm bán hàng miễn phí và trả phí

Những ai kinh doanh cửa hàng tạp hóa đều cần phải sử dụng phần mềm bán hàng để kiểm tra số lượng hàng hóa và mức thu chi các sản phẩm trong cửa hàng trong việc nhập, xuất và bán hàng thay thế cho file excel đã lỗi thời .

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là giải pháp hỗ trợ tốt trong việc kiểm soát hàng hóa cửa hàng. Chẳng hạn như kiểm tra được lượng hàng bán ra trong 1 tháng, số hàng nhập vào, lợi nhuận của các tháng, những mặt hàng tồn kho, bán chạy một cách dễ dàng với các thông tin cụ thể.

Kinh Nghiệm Mở Một Mô Hình Cửa Hàng Tạp Hóa Hiệu Quả
Kinh Nghiệm Mở Một Mô Hình Cửa Hàng Tạp Hóa Hiệu Quả

Các bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị hiệu quả

1. Nghiên cứu thị trường

Việc đầu tiên để mở một cửa hàng kinh doanh là nguyên cứu thị trường tiêu thụ của người tiêu dùng. Bạn cần tìm hiểu:

  • Các mặt hàng được người tiêu dùng sử dụng nhiều hay sử dụng các thương hiệu nổi tiếng nào? mua những sản phẩm có giá rẻ hay giá cao.
  • Tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng trong việc chọn mua sản phẩm.
  • Mức độ chi phí khách hàng có thể mua là người dân hay nhân viên công sở.

Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn thì bạn cần tìm hiểu những cửa hàng gần bạn bán những gì? giá có rẻ hơn bạn không? Thử hỏi người dân hay người mua ở đó về cửa hàng đó, chẳng hạn như chất lượng sản phẩm, phục vụ như thế nào? Quan trọng là hỏi những mặt hàng mà người tiêu dùng muốn mua mà không có để rút ra kinh nghiệm và lập ra một kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp.

2. Chọn vị trí mặt bằng cửa hàng

Vị trí mặt bằng cũng rất quan trọng, nó góp phần quan trọng trong việc bán hàng của các cửa hàng tạp hóa. Bởi trước khi mở một cửa hàng tiện lợi, tạp hóa thì cần phải chọn vị trí có đông người qua lại, những khu cực đông đúc và tránh xa những cửa hàng có cùng loại hình kinh doanh, đây là điều ”tối kỵ” trong việc kinh doanh bán hàng.

3. Dự tính vốn mở cửa hàng

Khi mở cửa hàng tạp hoá bạn cần biết số vốn bạn có bao nhiêu, từ đó mới lập kế hoạch đầu tư mở cửa hàng kinh doanh phù hợp chẳng hạn như:

  • Tiền thuê mặt bằng, nếu có mặt bằng tại nhà thì không cần tính.
  • Chi phí nhập hàng hóa, các sản phẩm cần kinh doanh.
  • Chi phí thuê nhân viên, quản lý, bảo vệ.
  • Chi phí sử dụng phần mềm bán hàng.
  • Các chi phí về điện, nước…
  • Chí phí mua nội thất bên trong cửa hàng như: giá kệ siêu thị, quày thu ngân, thiết bị chống trộm, các loại tủ trưng bày.

Vì vậy bạn cần nắm bắt kỹ nên mua những gì và nên để một quản dư trong những trường hợp rủi ro cần sử dụng đến. Bạn có thể tham khảo tại các diễn đàn, google để tìm hiểu thêm để lập ra một danh sách về khoảng chi đầu tư.

4. Chọn mặt hàng cần nhập

Để có thể tiếp kiệm được một khoản chi phí thì bạn cần tìm nơi để lấy hàng với giá thành rẻ và chất lượng, chủ yếu là tìm nơi chuyên bán sỉ hay các địa điểm ưa đãi với các chương trình khuyến mại để nhập hàng.

Bạn cũng có thể nhập hàng ở những các nhà sản xuất, vừa đa dạng, giá thành lại rẻ mà còn có thể giao đến tận nơi nhanh chóng. Ngoài ra để khách hàng cảm thấy cửa hàng tốt thì bạn cũng có thể nhập các hàng hóa cao cấp, có thương hiệu mà nhiều người tiêu dùng biết đến. Chẳng hạn như sữa Dilac, Vinamik, các loại mỹ phẩm của các hãng nổi tiếng như Rose.

5. Giấy tờ cấp phép kinh doanh

Đây là một trong những điều để khẳng định cửa hàng tạp hóa đó là một địa điểm bán hàng thật, chất lượng do nhà nước cấp phép. Những giấy tờ đó gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh do nhà nước cung cấp
  • Bản sao các loại thể chứng nhận quyền công dân cửa các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh.

6. Chuẩn bị đề phòng những rủi ro nếu có

Bạn cần đề phòng những rủi ro nếu như gặp phải tại mô hình cửa hàng tạp hóa, chẳng hạn như cháy nổ, hàng hóa bị trộm cắp, việc buôn bán ế khách, tiền mua nhiều nhưng tiền bán ít, đặc biệt khách hàng nợ khi mua hàng, việc ôm quá nhiều hàng nhưng không biết người tiêu dùng có mua không.

Khi bạn mở một cửa hàng mới thì rất có khả năng nhiều nơi cung cấp sẽ chú ý đến và đến tận nơi chào hàng cho bạn với những ưu đãi hấp dẫn, nó làm bạn có ham muốn nhập hàng, nhưng bạn cần phải kiểm tra xem hàng đó có chất lượng không bởi hàng nhái rất nhiều. Nếu không giám chắc người tiêu dùng có ử dụng nhiều không thì bạn nên lấy số lượng ít để bán trước sau đó hãy nhập nhiều. Quan trọng bạn nên yêu cầu xuất hóa đơn để tránh trường hợp hành giả mạo.

7. Đầu tư mua đồ dùng trang trí, chiếu sáng, chống trộm

Để cửa hàng có một trang thiết bị đầy đủ về ánh sáng, đồ dùng để tạo sự đẹp mắt và thiết bị chống trộm để hàng hóa không bị mắt cắp như:

  • Tủ kệ trưng bày
  • Tủ lạnh, tủ đông
  • Quầy thu ngân
  • Máy tính cài phần mềm bán hàng
  • Hệ thống chiếu sáng, camera giám sát.

Để tạo một không gian độc đáo thì cần thiết kế cửa hàng thật khác biệt với các cửa hàng khác nhưng vẫn tạo ra một không gian hiệu quả để khách hàng có thể quan sát được hết sản phẩm. Nên để giá kệ trưng bày theo kiểu hàng dọc để khách dễ lựa chọn, nhân viên dễ giám sát, quầy thu ngân đặt ở gần cửa để dễ thanh toán và ra về cho tiện.

8. Nhập hàng và sắp xếp và quản lý hàng hóa

Nhập hàng hóa cho cửa hàng

Các cửa hàng thường có xu hướng nhập hàng với đa dạng hàng hóa để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Vì vậy bạn cần nắm rõ nhu cầu của khách hàng mà có cái nhìn khách quan nhất. Từ đó mới nhập hàng tại các nhà cung cấp phù hợp để kinh doanh.

Khi nhập cần phải đảm bảo hàng hóa không bị ẩm và hoàn toàn khô ráo, chất lượng sản phẩm tốt trước khi nhập, có giấy tờ chứng từ đầy đủ của sản phẩm. Nếu gặp rủi ro thì còn có cách để giải quyết kịp thời.

Sắp xếp hàng hóa gọn gàng, khoa học

Những hàng hóa khi nhập về thường rất nhiều, nhưng diện tích thì không đủ sức chứa. Vậy cần làm những gì để việc setup và bố trí hàng hóa một cách tối ưu nhất.

  • Đặt những sản phẩm bán chạy những nơi mà khách hàng có thể dễ nhìn thấy nhất.
  • Các loại sản phẩm có hạn sử dụng ngắn thì nên để gần quầy thu ngân để khách hàng nhìn thấy đầu tiên.
  • Phân loại từng mặt hàng có mức tương quan gần với nhau chẳng hạn như các đồ dùng hằng ngày như sữa, trứng, mì gói…
  • Các sản phẩm có trọng lượng lớn nên để phía dưới kệ để dễ lấy và không làm hư hỏng kệ.
  • Nên làm các biển tên với mức giá, thông tin sản phẩm để khách hàng nắm bắt.

9. Quảng cáo tiếp thị và khai trương cửa hàng để khách hàng biết tới

Việc bạn đầu tư mở mô hình cửa hàng tạp hóa chưa có nhiều người biết đến nên việc quảng bá các sản phẩm qua các trang mạng xã hội, phát tờ rơi để mọi người có thể biết nhiều hơn về các mặt hàng được bán trong cửa hàng.

  • Lập Fanpage, trang website cho cửa hàng tạp hóa. Giới thiệu các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng.
  • Đăng lên fabook cá nân để bạn bè, khách hàng có thể biết tới.
  • Livestream trên các nền tảng xã hội để khách hàng tiếp cận và biết được công dụng sản phẩm trong cửa hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *