Ngành bán lẻ đang được nhiều người quan tâm và lựa chọn để cung ứng cho các người tiêu dùng để thu lợi nhuận. Nhưng đa phần các nhà đầu tư kinh doanh tạp hóa gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình khởi nghiệp bởi chưa có kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa nên rất khó trong việc thu hồi vốn, tăng lợi nhuận. Pentech sẽ chia sẻ bạn bạn một số kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thu hồi vốn tăng lợi nhuận nhanh.
Hãy bắt đầu từ Việt Nam bởi các loại hình kinh doanh bán lẻ lên tới 1,5 triệu cửa hàng đang mở hiện nay và đây được coi là ngành kinh doanh phát triển và đóng vai trò chủ chốt ngày nay.
1. Những kinh nghiệm cho chủ đầu tư mở cửa hàng tạp hóa hiệu quả
1.1. Xác định mục tiêu, đối tượng khách hàng
Tìm hiểu quanh khu vực muốn mở cửa hàng tạp hóa xem lượng dân cư có đông đúc không, là công nhân, dân văn phòng hay sinh viên, học sinh, mức thu nhập của họ có cao không, có những ai cạnh tranh không?. Khi bạn nắm được những thông tin trên thì bạn có thể dễ dàng biết mình nên kinh doanh mặt hàng nào.
Mình sẽ đưa ra một số ví dụ để bạn tham khảo:
- Đối tượng là học sinh, sinh viên chưa có thu nhận thì nên bán những mặt hàng có giá rẻ, thiết yếu đáp ứng được nhu cầu của học sinh, sinh viên.
- Đối tượng là công nhân có thu nhập nhưng không cao thì nên bán những mặt hàng có giá thành vừa phải nhưng phải chất lượng.
- Đối với những nhân viên nhà nước,. công chức thì bạn không cần lo giá quá cao chỉ cần hàng chất lượng, đẹp mắt, có thương hiệu rõ ràng…
1.2. Đặt tên cửa hàng dễ nhớ, dễ nghe
Việc đặt tên cửa hàng tạp hóa cũng rất quan trọng, nó giúp bạn có một thương hiệu cho riêng mình. Chủ cửa hàng nên đặt một cái tên dễ nhớ, dễ nghe. Cũng có thể lấy tên của bản thân, gia đình ghép với nhau hoặc một cái tên gắn liền với các loại cây, sông núi.
1.3. Chọn vị trí cửa hàng tập trung đông dân cư
Để mở mộ địa điểm tạp hóa bạn có thể mở tại nhà hoặc thuê một địa điểm nào đó. Tùy vào điều kiệm mà diện tích và hàng hóa trong cửa hàng cũng khác nhau. Để mở một cửa hàng tạp hóa thì mặt bằng phải từ 25m2 trở lên.
Nếu thuê mặt bằng bạn nên thuê địa điểm có đông dân cư, nếu thuê được đường lớn thì càng tốt. gần các địa điểm như trường học, khu dân cư. Nhưng bạn cần phải lên kế hoạch trước mức vốn của mình là bao nhiêu, để lại một số chi phí phòng rủi ro, mức giá thuê mặt bằng, thời hạn hợp đồng để khi bán lại bị thu hồi mặt bằng.
1.4. Nhập các mặt hàng đa dạng, tiêu thụ nhiều
Sau khi đã thuê mặt bằng, thì bạn cần chọn mặt hàng kinh doanh, càng đa dạng càng tốt nhưng cũng phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng mà nhập hàng hóa, Bạn có thể làm khách tham quan các cửa tiệm gần đó hoặc lên google tham khảo một số thông tin. Từ đó lập ra danh sách những mặt hàng cần nhập ban đầu.
Nếu bạn kinh doanh một cửa hàng nhỏ thì bạn cần nhập những mặt hàng thiết yếu được nhiều người tiêu dùng tiêu thụ. Với các cửa hàng lớn thì vừa nhập hàng thiết yếu, vừa nhập hàng có chất lượng, thương hiệu được nhiều người biết tới.
Các cửa hàng mới mở thường chưa có lượng khách hàng đông đúc, chưa biết đến nhiều nên bạn cần kiên nhẫn giới thiệu, quảng cáo, chia sẻ lên các trang mạng xã hội, sau một thời gian lượng khách biết đến nhiều sẽ cải thiện thu nhập cho chủ đầu tư.
1.5. Tìm hàng tại các khu chợ, đại lý
Bạn cần tìm nơi nhập có giá thành rẻ, chiếu khấu chia lợi nhuận, có thể xoay vốn. Đa số các cửa hàng thường thường nhập các nguồn hàng trực tiếp để không qua trung gian.
- Lấy hàng từ các chợ: Bởi nguồn hàng ở đây có giá thành vô cùng rẻ, nhiều mặt hàng lựa chọn, nhưng cũng cần phải chú ý nhưng mặt hàng giả nơi đây mà phòng tránh.
- Lấy tại các đại lý: Đây là nơi mới khởi nghiệp cửa hàng tạp hóa cần nên lấy, bởi khi lấy ở đây có chiếu khấu cao, sau một thời gian sẽ nhận được nhiều ưu đãi từ đãi lý.
- Nhập hàng từ nước ngoài: Tuy nhập hàng từ nước ngoài không quá được quan tâm. Nhưng đối với các hàng hóa nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản…với các hàng xách tay Việt Nam không có thì nên nhập hàng nước ngoài.
1.6. Tổng kết số vốn và chi phí ban đầu
Bạn cần biết một số ngân sách mà mình có để lên kế hoạch:
- Tính toán chi phí nhập hàng
- Các chi phí thuê mặt bằng
- Chí phí thuê nhân viên, bảo vệ
- Chí phí để thiết kế không gian, thương hiệu
- Đầu tư các thiết bị, vật tư, hàng hóa như giá kệ siêu thị, kệ kho hàng, bàn thu ngân, hàng hóa nhập…
Tùy theo vốn kinh doanh mà định hình nên mở cửa hàng nhỏ hay lớn. Đối với cửa hàng nhỏ nên bỏ ra 100 triệu ban đầu, còn cửa hàng lớn nên bỏ ra từ 200 – 300 triệu.
1.7. Đầu tư các trang thiết bị khi mở cửa hàng tạp hóa
Các cửa hàng tạp hóa thường có đa dạng mặt hàng lựa chọn với các sản phẩm có giá thành từ nhỏ đến lớn, đa dạng nên bạn cần có giá kệ trưng bày phù hợp, hệ thống chiếu sáng, một không gian thông thoáng, sắp xếp gọn gàng, dễ dàng tìm kiếm, mang đến trải nghiệm tốt cho người tiêu dùng.
Bạn cũng có thể trang bị các thiết bị an ninh để đảm bảo an toàn cho cửa hàng như camera, cổng từ an ninh. Cho dù cửa hàng lớn hay nhỏ cũng nên đầu tư thiết bị an ninh để kiểm soát hàng hóa tốt nhất.
Bạn cũng sử dụng phần mềm bán hàng để kiểm soát lượng hàng hóa bán ra, lượng nhập, xuất hàng, quản lý được lợi nhận hằng ngày, các mặt hàng được bán chạy, tồn kho… Máy quét, máy in hóa đơn, máy tính pos…Đây là thiết bị không thể thiếu.
1.8. Thiết kế cửa hàng có tính đẹp mắt, sáng tạo
Bạn cần thiết kế cửa hàng gọn gàng, lối đi rộng để khách hàng chú ý đến. Biết diện tích không gian từ đó mà thiết kế hay bố trí cho phù hợp như kệ thống chiếu sáng, các thiết bị, nguồn hàng bày bán để có một cái nhìn cụ thể để thiết kế đẹp mắt thu hút khách hàng ghé thăm.
1.9. Mở cửa hàng tạp hóa ở địa điểm ít cạnh tranh
Để mở một cửa hàng tạp hóa thì chủ đầu tư thường lựa những nơi có đông dân cư, tuyến đường lớn và đặc biệt là cách xa đối thủ. Bởi những đối thủ lâu năm rất khó để bạn cạnh tranh.
Với một số kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thu hồi vốn tăng lợi nhuận mà Pentech chia sẻ cho bạn. Hy vọng nó mang lại nhiều sự hiểu biết cho bạn để mở cửa hàng kinh doanh.